Thiết bị, máy móc, tài liệu…đều là những tài sản cần được quản lý. Tài sản là những nguồn lực quý giá của một doanh nghiệp, việc quản lý chúng một cách hiệu quả sẽ đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý tài sản.
Bài viết này sẽ làm rõ tại sao phải quản lý tài sản. Đồng thời đề xuất giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài sản, góp phần phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Các loại hình tài sản trong doanh nghiệp
Tài sản cố định
- Thiết bị máy móc: Đây là các dụng cụ, thiết bị phục vụ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu chi phí.
- Cơ sở hạ tầng: Bao gồm các công trình xây dựng phục vụ sản xuất như nhà xưởng, kho bãi, hệ thống giao thông, điện nước và các dịch vụ hỗ trợ khác.
Tài sản lưu động
- Hàng tồn kho
- Tài sản tài chính: Bao gồm tiền mặt, chứng khoán, đầu tư…
Tài sản trí tuệ
- Thương hiệu: Thương hiệu của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Quản lý tốt yếu tố này góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.
- Bản quyền và sở hữu trí tuệ: Đây là các tài sản vô hình như bằng sáng chế, quyền tác giả,…Việc quản lý những tài sản này giúp doanh nghiệp có quyền kiểm soát và hưởng lợi từ chúng.
Tầm quan trọng của việc quản lý tài sản tại doanh nghiệp
Quản lý tài sản đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp vì một số lý do sau:
- Giúp tối ưu hoá việc sử dụng tài sản. Tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
- Quản lý chặt chẽ để bảo toàn và bảo quản tài sản tránh hư hỏng, mất mát.
- Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình tài sản. Phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư, thay thế tài sản.
- Kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng, trao đổi tài sản trong doanh nghiệp. Giúp phát hiện và ngăn chặn thất thoát.
- Cung cấp cơ sở chính xác cho kế toán hạch toán và lập báo cáo tài chính, quản trị tài chính doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm toán, thanh tra, giám sát.
Những rủi ro khi doanh nghiệp không có biện pháp quản lý tài sản chặt chẽ
- Lãng phí, sử dụng không hiệu quả tài sản dẫn đến tăng chi phí, giảm lợi nhuận.
- Tổn thất, hư hỏng tài sản do thiếu sự kiểm kê, bảo quản chuyên nghiệp.
- Mất cắp, đánh cắp tài sản do hệ thống kiểm soát, an ninh yếu kém.
- Không kịp thời phát hiện hư hỏng, cần bảo dưỡng, thay thế tài sản gây nguy hiểm cho người lao động.
- Hoạt động kinh doanh bị đứt quãng do thiếu hụt tài sản cần thiết.
- Nguy cơ tranh chấp pháp lý về quyền sở hữu tài sản.
- Không thể kiểm toán, báo cáo tài chính một cách chính xác, minh bạch.

Quản lý tài sản hiệu quả bằng mã QR Code
Quản lý tài sản bằng mã QR Code là phương pháp sử dụng công nghệ mã vạch 2 chiều để theo dõi và quản lý tài sản của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Cụ thể, mỗi tài sản sẽ được gắn một mã QR duy nhất. Mã QR này chứa các thông tin cơ bản như:
- Mã số tài sản
- Tên tài sản
- Thông số kỹ thuật
- Ngày nhập và hạn sử dụng
- Đơn vị quản lý, vị trí tài sản
- Hình ảnh, video liên quan…
Các thông tin này sẽ được lưu trữ trên hệ thống quản lý tài sản. Việc quét mã QR bằng máy chủ hoặc điện thoại thông minh sẽ truy cập được toàn bộ thông tin về tài sản đó.
Quy trình quản lý tài sản bằng QR Code
- Xác định tài sản cần quản lý và gắn mã QR Code
- Xuất kho hoặc luân chuyển bộ phận sử dụng
- Theo dõi và quản lý tài sản
Xem chi tiết: Quản lý tài sản bằng QR Code: Minh bạch và Rõ ràng
Kết luận
Hy vọng với bài viết này, BlueData đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tại sao phải quản lý tài sản. Liên hệ ngay BlueData để được tư vấn triển khai phần mềm quản lý tài sản bằng mã QR Code. Giúp hoạt động quản lý tài sản trong doanh nghiệp của bạn trở nên hiệu quả và tiện lợi hơn bao giờ hết.